Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Một số món ăn làm từ đường thốt nốt

Đường thốt nốt rất tốt đối với trẻ nhỏ, nó giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe.Mình  sẽ giới thiệu tới độc giả một số món ăn được làm từ đường thốt nốt.

1.Chè thốt nốt khoai lang







Nguyên liệu
- Khoai lang: 2 củ
- Bột năng: 70g
- Đường thốt nốt: 200g
- Nước cốt dừa: 200ml
- Nước sạch: 1 lít
- Lá cơm nếp: 2 lá
- Muối I ốt: 1 muỗng cà phê
Cách chế biến:
Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, luộc chín. Khi khoai lang còn hơi âm ấm, dùng thìa tán hoặc máy xay nhuyễn, sau đó để ra bát cho nguội.
Bước 2: Bột năng rây mịn, trộn đều với khoai nhuyễn tạo thành hỗn hợp dẻo, mịn. Rắc thêm một chút muối vào cho đậm đà.
Bước 3: Nhúng tay vào bột khô cho khỏi dính da tay, tiếp đến vo tròn hỗn hợp trên thành các viên nhỏ đều nhau (giống như bánh trôi nước nhưng nhỏ hơn).
Bước 4: Đun tiếp một nồi nước, khi nước sôi thả lá cơm nếp và đường thốt nốt vào, khuấy đều tay cho đường tan hết, tránh để bị vón cục.
Bước 5: Thả từng viên khoai vào nồi, đun lửa vừa cho đến khi khoai nổi lên là chín. Tắt bếp, để nguội và rưới thêm nước cốt dừa lên trên rồi thưởng thức.
2.Bánh Flan


Nguyên liệu:
- Trứng gà: 3 quả
- Sữa tươi: 200 ml
- Sữa đặc: 3 muỗng cà phê
- Mật ong: 1 muỗng cà phê
- Đường thốt nốt: 50g
- Nước sạch: 100 ml
Cách chế biến:
Bước 1: Trứng gà tách lấy lòng đỏ, đổ sữa đặc vào và lấy đũa đánh đều. Lưu ý: Nên đánh 1 chiều để không tạo thành bọt.
Bước 2: Sữa tươi làm ấm khoảng 30 độ (có thể bỏ vào lò vi sóng 30 giây), sau đó cho hỗn hợp vừa làm cùng sữa ấm và mật ong đánh nhẹ, dùng rây, rây thêm lần nữa cho mịn.
Bước 3: Bỏ đường thốt nốt cho vào chảo, thắng trên lửa nhỏ cho tới khi chuyển sang màu vàng nâu thì cho khoảng 100 ml nước sẽ tạo thành caramen (kẹo đắng).
Bước 4: Đổ caramen xuống dưới đáy cốc, đợi một lúc cho hơi khô lại thì đổ hỗn hợp trứng sữa đã rây vào. Lưu ý: Nhẹ tay để caramen và sữa không bị hòa lẫn vào nhau.
Bước 5: Xếp các cốc trên vào nồi, hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Trong thời gian hấp cách thủy, thỉnh thoảng bạn nhớ hé vung nồi, lau hơi nước trên nắp vung để nước không nhỏ xuống làm bánh flan bị rỗ nhé. Đợi bánh nguội là bạn có thể cho bé thưởng thức rồi. (Có thể rắc thêm một chút đá bào bên cạnh để ngon miệng hơn).
3.Khoai lang ngào đường thốt nốt

Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1 kg
- Đường thốt nốt: 400g
- Muối I ốt: 1 muỗng cà phê
- Mè trắng rang vàng: 100g
- Nước sạch: 500 ml
Cách chế biến:
Bước 1: Khoai lang rửa sạch, cắt dọc rồi bào mỏng. Lưu ý: Để tránh bị thâm, bạn nên ngâm khoai vào nước muối 1 lúc rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch.
Bước 2: Đun sôi nước, cho đường thốt vào và khuấy đều tay trên lửa nhỏ cho đường tan đều, tránh để bị vón cục.
Bước 3: Khi đường tan hết, cho khoai lang vào trộn đều và rim trên lửa nhỏ.
Bước 4: Khi khoai lang bắt đầu dẻo lại, đổ mè rang vào và xóc đều cho đến khi khoai khô thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
4.Cá cơm kho đường thốt nốt


Nguyên liệu:
- Cá cơm: 200g
- Đường thốt nốt: 200g
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: Mắm, muối, dầu ăn
- Nước sạch: 500 ml
Cách chế biến:
Bước 1: Cá cơm cắt bỏ đầu, đuôi, rửa sạch. Để cho ráo nước, sau đó ướp với một chút muối, tiêu và tỏi băm nhỏ trong vòng 15 phút cho ngấm gia vị
Bước 2: Bỏ đường thốt nốt vào chảo nóng, đến khi đường chảy ra thì cho thêm nước lọc và nước mắm vào, nêm nếm sao cho có vị mặn ngọt hòa quyện thơm ngon.
Bước 3: Cho cá cơm đã tẩm ướp gia vị kho trên lửa liu riu, tới khi hơi cạn thì bắc ra, để nguội và thưởng thức với cơm nóng. Lưu ý: Khi kho cá, đổ nước xấp xấp trên mặt để cá có màu vàng đều, đẹp mắt.

Lợi ích của đường thốt nốt

Đường thốt nốt: là sản phẩm cô đặc của nước chiết suất từ loại cây cùng tên. Đường có vị ngọt thanh, dễ ăn và mùi thơm dịu. Nếu sử dụng đường thốt nốt kèm trong các bữa ăn hàng ngày sẽ có lợ cho tim và giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Ăn đường thốt nốt với trái cây khô cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe của bạn. Nó có tác dụng tốt cho người bệnh gout, giúp tăng cường sinh lực và cải thiện cơ bắp. Ngòai ra, đường thốt nốt còn là vị thuốc có lợi cho bàng quang và ngăn ngừa bệnh sỏi thận.
Dùng đường hạt để trang trí: Bạn nên dùng có màu sắc rực rỡ trang trí cho những loại bánh ngọt, cupcake. Hãy rắt đường khi bánh còn ấm để tăng độ dính của chúng. Đường còn có thể giúp bạn giữ ẩm, kéo dài thời gian sử dụng của bánh.
Bạn nên chọn màu đường tương phản với màu sắc của bánh để giúp những hoa văn trang trí nổi bật hơn.


Đường phèn được nấu từ đương kính, có thêm vào nước vôi và trứng gà để lọc tạp chất. Đây là sản phẩm sử dụng phổ biến trong Đông Y. Nhiều người hay chưng đường phèn với chanh, quất để chữa bệnh ho hoặc viêm họng.
Nếu làm chả cá hoặc thái cá thành miếng để làm móng xào, bạn cũng nên cho thêm một ít đường trắng. Thịt cá sẽ không bị rời, nát.
Khi trời lạnh, bạn sẽ mất nhiều thời gian để kích thích bột lên men. Bí quyết cho bạn là hãy cho thêm một ít đường vào bột. Quá trình lên men sẽ nhanh hơn.
Nếu tay bị dính ớt, hãy làm ướt tay rồi xát một ít đường lên đấy, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạn sẽ thấy tay mình ít bỏng rát hơn.



Khi uống bia, bạn cho thêm vào một ít đường. Bia sẽ có độ ngọt dễ uống và thêm vị độc đáo.
Dùng đường để tẩy long là phương pháp thích hợp cho những người có làng da nhạy cảm. Bạn đung nóng đường đến khi chúng nóng chảy và kẹo lại, đủ để dính vào các sợi long. Bạn cho lớp đường lên vùng lông cần tẩy. Sau đó, bạn đặt một miếng bong hoặc vải 100% cotton lên trên. Sau đó bạn kéo vải ra khỏi da theo hương ngược chiều lông mọc. Lúc đó, lông sẽ bị kéo theo. Tất cả lông có thể không bị tẩy sạch trong lần đầu tiên. Bạn nên thực hiện vài lần để tẩy sạch lông mà mình muốn tẩy.


Trộn thêm một ít đường vào dưa chuột để đắp mặt nạ, bạn sẽ có làng da mềm mại hơn. Ngòai ra, vào những ngày thời tiết hanh khô, da bạn sẽ khô ráp vì bị mất nước. Bạn có thể mua đường đỏ, pha loãng với nước tắm giúp làng da miền mại, tươi trẻ hơn.
Để hoa tươi lâu, bạn cho thêm đường vào lọ với công thức như sau: một thìa to đường cho một lít nước. Những cành có hoa còn nụ sẽ cần nhiều đường hơn cành có hoa đã nở.

CÁCH BẢO QUẢN
Bạn chọn mua đường khô, hạt rời. Sau đó, bạn bảo quản chúng trong hộp, nơi khô thoáng vì đường rất dễ bị tan chảy. Bạn hãy mua đường của các thương hiệuuy tính và tại các cửa hàng, siêu thị để đảm bảo vệ sinh, an tòan.
Để xử lý đường vón cục, bạn có thể lấy một chiếc khắn ướt, đắp lên nấp của hộp đường. Thêm một cách khác, bạn hãy để hộp đường ở nơi có độ ẩm cao. Không lâu sau, đường sẽ tơi trở lại.

Hương vị đường thốt nốt, đặc sản của vùng đất An Giang

Khi đến thăm An Giang, ấn tượng khó quên trong lòng du khách là hình ảnh những hàng cây thốt nốt vút cao với những người nhanh nhẹn trèo lên đọt cây hứng từng giọt nước ngọt lịm vào những ống tre. Ghé qua những lò nấu đường ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có dịp chứng kiến tận mắt phương pháp làm đường thủ công từ những giọt nước thốt nốt hứng từ trên cây, thưởng thức hương vị béo ngậy của từng hạt đường tan vào trong miệng ; ta mới hiểu vì sao mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản không chỉ riêng của An Giang mà còn là của đất nước Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới.



Cây thốt nốt tại An Giang có tên khoa học là Borassus Flabellifer là một trong những chi họ thốt nốt Borassus thuộc loại họ cau Arecaceae sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea....Thân gần  giống như cây dừa nhưng chúng cao và thọ hơn nhiều, nếu cây trên 100 năm tuổi có thể cao tới 30m. Lá thốt nốt có hình chân vịt dài khoảng 2-3m, cuống lá tựa như mo cau xếp xung quanh thân . Hoa nhỏ, mọc thành từng chùm dày đặc thuộc loại đơn tính. Quả lớn màu nâu hoặc màu hạt dẻ hình hơi tròn, xẻ ra bên trong có 3 múi . Gọt lớp bao lụa bên ngoài sẽ lộ ra múi bên trong có màu trắng hơi dẽo ăn rất ngon nên thường được mọi người ưa chuộng. Nếu kết hợp với nước thốt nốt lấy từ trên cây sẽ là một loại hình giải khát có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể.

Từ “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt riết nên quen. Loại cây này được sử dụng toàn bộ không sót một thứ gì : thân cây già trên 50 tuổi được đánh bóng để đóng bàn ghế, làm đũa.., lá dùng lợp nhà thay lá dừa  tại các phum sóc, trái làm nước giải khát còn nếu chín thì dùng để tạo hương cho bánh bò thốt nốt nổi tiếng ở vùng Bảy núi , nước có thể cho lên men để làm rượu thốt nốt gọi là rượu arac hoặc cô đặc lại để làm nên loại đường thốt nốt. Ngoài ra nghệ nhân Võ văn Tạng  huyện Thoại Sơn còn dùng lá thốt nốt sấy khô ghép lại để tạo nên một loại hình tranh nghệ thuật bằng lá thốt nốt nổi tiếng trong và ngoài nước.


Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng có một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa bên dưới cây thốt nốt. Đang thiu thỉu ngủ, ông ta bổng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông lồm cồm ngồi dậy dáo dác nhìn quanh vẫn không phát hiện được điều gì. Tò mò ông trèo lên cây xem thử mới biết rằng những giọt nước vừa rơi xuống xuất phát từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Vì vậy từ đó đến nay người dân vẫn giữ tập quán dùng ống tre làm phương tiện hứng nước thốt nốt từ trên cây xuống. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghỉ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay.


Giải thích tại sao mà trước đây nước thốt nốt trước đây có mùi vị đặc trưng của khói xông, một người sống lâu trong nghề làm đường thốt nốt giải thích rằng : do ống tre chứa nước thốt nốt dễ bị hư hỏng do bị chất đường thấm vào và mối mọt hủy hoại khi qua mùa lấy nước nên người dân nãy ra sáng kiến dùng hơi nóng những lỗ thông gió nơi lò nấu đường để sấy khô các ống tre này. Vì vậy nước thốt nốt có mùi đặc trưng của hơi khói từ lò nấu đường này. Đến nay nông dân đã chuyển sang việc dùng ống cao su và bình nhựa để hứng nước còn ống tre thì chỉ phơi nắng nên mùi khói cũng mất theo.
Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Nước từ trên cây xuống phải được nấu để cô lại thành đường chảy ngay trong ngày bởi vì nếu để lâu thì dễ bị chua do quá trình lên men xãy ra bên trong nước thốt nốt. Lò được xây ngay bên trong nhà và có thể sử dụng nhiều nhiên liệu để chụm lửa như trấu, củi,than đá.... nhưng phổ biến vẫn là trấu bởi vì dễ tìm và giá thành hạ. Bí quyết ở chổ là nhìn độ sôi của đường là người thợ có thể biết được và điều chỉnh nhiệt độ của lò chính xác. Ngoài ra bằng trực giác người thợ chỉ cần nếm nước thốt nốt cũng có thể biết được hàm lượng của đường bên trong và có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường


.
Bước thứ hai là đường chảy sẽ được bàn tay của người thợ chế biến thành đường tán để có thể vận chuyển dễ dàng và bảo quản được lâu. Công nghệ này tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu. Đường chảy được cho vào nồi và nấu chảy lng ra để loại bỏ những tạp chất trong quá trình sơ chế trước. Nhiệt độ của đường không được quá 80 C bởi vì nếu nhiệt độ quá cao thì đường sẽ bị caramen hóa và chuyển sang màu vàng sậm làm giảm chất lượng của đường. Người nấu phải khuấy liên tục và vớt lớp bọt lẫn những tạp chất bên trên lớp đường cho đến khi hơi nước bên trong đường bốc hơi và đường cô đặc lại thì mới ngừng. Đường lng được đổ thành từng tán hình trụ trong những khuôn được làm từ những lon sửa bò hay lon bia cắt thành hình vòng tròn đặt trên một nền phẵng. Quá trình nguội dần của đường trong tự nhiên cũng là lúc mà chúng kết tinh lại thành những tinh thể mịn. Nếu cắn thử một miếng đường thì cảm giác của vị ngọt và béo của những hạt đường thốt nốt tan bên trong miệng sẽ là một hương vị khó quên của những khách phương xa.Vì thế đường thốt nốt đã đi cùng với bè bạn khắp năm châu nhằm khẳng định đây là một đặc sản của vùng đất An Giang. Trong số những cơ sở làm đường nổi tiếng của thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có thể kể đến cơ sở Ngọc Trang, Lan Nhi,.... Đường thốt nốt của cơ sở này đã xuất sang các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ....rất được người dân ở đây ưa chuộng bởi hương vị độc đáo của nó.



Trong những chuyến hành hương về miền Tây tham quan miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam để cầu lộc mùa xuân, du khách thường hay ghé qua chợ Châu Đốc để mua 2 đặc sản nổi tiếng là đường thốt nốt và mắm Châu Đốc. Những tán đường được gói bằng lá thốt nốt hay trong bao nhựa được hút chân không trông rất bắt mắt trên các cửa hàng khiến du khách không thể nào bỏ qua khi ghé thăm chợ Châu Đốc. Loại đường này nếu ăn cùng với dưa gang ướp lạnh sẽ là món giải nhiệt tốt nhất trong mùa nắng hạn. Cắn một miếng đường, và một miếng cơm nguội sẽ tạo một cảm giác khó quên trong lúc đói lòng. Nếu muốn kho cá hoặc nấu chè đậu xanh thì chọn loại đường chảy chứa trong những hủ nhựa nhỏ xinh xắn. Lúc đó nồi cá kho hay nồi chè sẽ có một hương vị độc đáo khác hẳn khi nấu bằng đường cát trắng.Mắm Châu Đốc nổi tiếng trong và ngoài nước cũng là nhờ được chao bằng loại đường thốt nốt này. Hương vị của đường thốt nốt tạo nên mùi vị đặc trưng của từng loại mắm như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc....mà những nơi khác không thể nào sánh kịp. Ngoài ra du khách còn có thể mua nguyên cả buồng trái thốt nốt hay nước thốt nốt đóng chai đem về làm quà cho người thân. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên trong một lần ghé qua đất An Giang

Tác dụng của đường thốt nốt với trẻ nhỏ

Do đó, đường thốt nốt là loại đường tốt nhất để chế biến thức ăn cho bé. Nó là đường thô nên không có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bé mà ngược lại còn cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối trẻ sơ sinh. Một trong số những lợi ích sức khỏe đó là thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe.



Tuy nhiên, đường thốt nốt nên được tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu không sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm: các bé có thể “nghiện” đường thốt nốt do hương vị ngọt ngào của nó, từ đó có thể bị bệnh đường ruột, nếu lượng đường thốt nốt dư thừa quá nhiều còn có thể khiến bé mắc bệnh về da, nổi mụn. Ngoài ra, đường thốt nốt có hàm lượng calo khá cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Vì vậy, chỉ nên cho bé tiêu thụ ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.
Dưới đây là một số lợi ích mà được thốt nốt đem lại cho bé được trang Boldsky chỉ ra:
1.Ngăn ngừa thiếu máu: Đường thốt nốt có hàm lượng chất sắt rất cao - một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Thêm đường thốt nốt vào thức ăn cho bé để cung cấp đủ lượng sắt và ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.


2.Ngăn ngừa táo bón: Đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.


3.Giúp xương chắc khỏe: Đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho - những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giup xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.
4.Điều trị cảm cúm: Do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.


5.Tăng khả năng miễn dịch: Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

Thanh ngọt vị thốt nốt

Múi thốt nốt trắng nõn, béo ngọt dẻo dai kết hợp với nước thốt nốt ngọt thanh là thức giải khát ngon tuyệt.
Xuôi về miền Tây, đặc biệt là An Giang, gạt đi cái nắng vàng ruộm cháy lưng không khó để bạn nhận ra những rừng xanh thốt nốt hay si mê hương vị ngọt ngào, đặc biệt của những khoanh đường vàng óng được chế biến từ những dòng nước tinh khiết của loài cây “cao kều” này.
Đương đầu với khí hậu khắc nghiệt, thốt nốt vẫn luôn vươn mình trung dung, bén rễ, chở che và gắn bó với người Khmer từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dẫu nắng gió hay mưa bão, hoa thốt nốt vẫn nở, kết tinh nên tinh hoa của một vùng đất.



Vàng óng đường khoanh

Nhiều người vẫn gọi thốt nốt là “cây dừa Khmer” bởi loại cây này có dáng vẻ từa tựa loại cây đặc trưng của Nam Bộ và được trồng nhiều ở những nơi có người Khmer sinh sống. Loại cây “đời cha trồng, đời con hưởng” này phát triển khá chậm. Phải mất cả nửa đời người (chừng 30 năm) mới bắt đầu trổ buồng và cho thu hoạch. Tuy vậy, bông thốt nốt có thể cho nước liên tục 3 – 4 tháng mỗi lần, mỗi cây tích lại cả năm cũng được trăm ký đường. Niên vụ khai thác nước thốt nốt kéo dài 6 – 8 tháng, cao điểm là vào khoảng giữa tháng chạp bước sang tháng ba. Cứ thế cây khai hoa có khi đến vài chục năm, âu cũng là bù đắp.
Trái thốt nốt và nước thốt nốt không chỉ là thức giải khát tuyệt vời cho những buổi trưa hè oi ả mà còn là nguyên liệu cho các món bánh, bia chua hấp dẫn bao thực khách… Nhưng, trên hết người Khmer trồng thốt nốt để làm đường. Nước thốt nốt chắt lọc từ những bấu hoa thốt nốt thanh ngọt, tinh khiết là nguyên liệu chính làm nên đặc sản ngọt lành cho vùng đất vốn khắc nghiệt này.



Để cho ra những mẻ đường hảo hạng, người thợ phải cẩn trọng trong từng khâu và tiêu hao không ít công sức. Một trong những “cái khó” của công việc “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời” này chính là công đoạn hứng nước. Nếu là lần đầu tiên “diện kiến”, bạn hẳn sẽ phải thắc mắc: người ta làm cách nào để thu hoạch những chùm thốt nốt khi chỉ vói nhìn thôi cũng đã khiến nhiều người xây xẩm!
Thật vậy, chinh phục được thân thốt nốt nhẵn trụi, cao tắp không phải là chuyện giản đơn. Chỉ cần sơ sẩy hay xui rủi gặp phải thanh tre lâu ngày mục gãy… thì khốn. Nguy hiểm là vậy, nhưng để có quả ngọt thì cũng chẳng mấy ai nề hà. Một thang tre róc ngắn nhánh được dựng để chinh phục ngọn thốt nốt ao chót vót. Lên đến ngọn, người ta sẽ cắt vòi hoa, vói lấy những ống tre đã hong khói đặt vào lấy dịch. Vào mùa khô hạn, nước thốt nốt tiết ra càng nhiều, càng ngọt. Để lấy được nhiều nước trước khi cắt mạch, phải dùng kẹp kẹp từ trong lưỡi mười kẹp dần ra. Kẹp đúng bảy ngày bảy đêm mới cắt mạch, máng ống tre và hứng nước. Mỗi ngày hai lần vào lúc chạng vạng và tờ mờ sáng, những người thợ chuyền từ cây này đến cây khác, cần mẫn lên xuống thay thế những ống đã đầy dịch, tránh để sương đêm hoặc ánh nắng thấm qua.
Để đường không bị chua, nước hứng được sẽ được thắng luôn trong ngày. Nước đường được lọc trong hết tạp chất rồi chút vào chảo sâu lòng, đun bằng vỏ trấu hoặc lá thốt nốt phơi khô, khuấy và vớt bọt liên tục chừng 3 – 4 tiếng đến khi nước đường sánh lại. Tiếp đó trút vào ống tre, để nguội đến khi cô đặc rồi cắt thành từng khoanh đường ngọt thanh, vàng ươm, hơi ươn ướt, gói kĩ trong lá dừa, để gió khỏi lọt vào.



Ngọt mát quà quê

Thốt nốt chẳng bao giờ choáng đất của loài khác, khiêm nhường “lủm” cho riêng mình phần đất nơi mé ruộng hay vành đai. Nhờ vậy mà đôi người tận dụng, mượn thân thốt nốt giăng võng để ngả lưng, tận hưởng những buổi trưa hè mát mẻ, sẵn tiện nhâm nhi thức uống thơm ngọt mát lạnh từ loại cây này, trong những ngày đồng áng.
Trên cả nguồn lợi kinh tế, với người Khmer, thốt nốt từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời với đời sống của họ. Bởi vậy không ngoa khi nói: “Nơi nào có cây thốt nốt là chỗ đó có người Khmer sinh sống”. Ở bất cứ nơi đâu người Khmer cũng đều xem cây thốt nốt như một vật thiêng, mà thiên nhiên ban tặng. Tại xứ thốt nốt, người ta thường tận dụng xẻ gỗ dựng nhà, chế tác thành những sản phẩm gia dụng, thủ công mỹ nghệ, hay mượn lá thốt nốt làm chất liệu thổi hồn, tạo nên những bức tranh tuyệt sắc… 




Người dân vùng này còn tận dụng vị ngọt thanh hiếm có của thốt nốt để thay thế đường cát tạo nét riêng cho những món ăn chỉ có ở xứ này: thạch thốt nốt, bánh bò, chè đậu xanh, cá kho tộ hay ngay đến cơm nắm cũng thanh ngọt hương thốt nốt.
Cây thốt nốt càng lâu năm, càng sai. Bên trong thớ vỏ lụa là những múi thốt nốt trắng nõn, béo ngọt, dẻo dai sần sật kết hợp với nước thốt nốt ngọt thanh làm thành thức giải khát ngon tuyệt, quyến rũ không ít thực khách có dịp ghé đến vùng đất này hoặc giả đã từng “chạm mặt” trên những chiếc xe đẩy rong ruổi đất Sài thành. Chẳng cần chế biến cầu kỳ, thốt nốt ngon nhất nhờ vẻ nguyên sơ của nó, vậy nên, công cụ thường gặp của những người bán thốt nốt rong chính là cây nước đá đặt trong thau lớn để ngâm thốt nốt. Vị thanh ngọt của quả thốt nốt già hay chút men chua từ trái thốt nốt non sẽ cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời từ vùng đất quê vốn chân chất, thân tình này.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Chín lợi ích tuyệt vời của đường thốt nốt đối với bà bầu không nên bỏ qua

Bà bầu kỵ các món ngọt trong thai kỳ vì chúng mang đến nguy cơ mắc bệnh đường huyết và bệnh tiểu đường. Thế nhưng đường thốt nốt với vị ngọt thanh, thơm dịu lại là món ăn lợi ích cho bầu. 


Dưới đây là những lợi ích đường thốt nốt mang lại cho sức khỏe bà bầu

1.Giàu chất oxy hóa

Đường thốt nốt chứa các chất chống oxy hóa dồi dào. Chính vì vậy khi mẹ bầu ăn đường thốt nốt các gốc tự do sẽ được trung hòa, ngăn ngừa được các tổn thương tế bào và thoái hóa DNA. Đường thốt nốt cũng bảo vệ thai nhi khỏi các tác động tiêu cực về sức khỏe nhờ tác dụng này.

2.Ngăn ngừa thiếu máu

Số lượng các tế bào máu cũng tăng lên khi mẹ sử dụng đường thốt nốt. Chúng giúp mẹ bầu ngăn ngừa được nguy cơ thiếu máu và cải thiện khả năng miễn dịch cho mẹ bầu.

3.Giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn khi mẹ dùng đường thốt nốt. Các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, táo bón… sẽ được ngăn ngừa khi mẹ bầu bổ sung thêm đường thốt nốt vào thực đơn của mình.



3.Giảm đau
Đường thốt nốt có tác dụng giảm đau. Nhất là các cơn đau ở các khớp, xương và do cứng khớp gây ra. Đường thốt nốt chứa các dưỡng chất tốt cho xương và khớp xương bà bầu.

4.Nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh

Làn da của mẹ bầu sẽ trở nên mịn màng, khỏe mạnh và tươi sáng hơn với thành phần giàu vitamin và các khoáng chất có trong thốt nốt. Thốt nốt cũng cản trở sự phát triển của nếp nhăn và chữa lành mụn trứng cá cho mẹ đấy.

5.Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Trong đường thốt nốt có phong phú folate. Chính vì vậy chúng cũng giúp thai nhi ngăn được các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh và phát triển khỏe mạnh.




6.Làm giảm sự mất nước

Cơ thể cũng giữ nước tốt hơn do được hỗ trợ từ hàm lượng khoáng và kali có trong đường thốt nốt. Tuy vậy, đường thốt nốt lại giảm được nguy cơ phù nề do cơ thể tích trữ quá nhiều nước vì cân bằng điện giải và tăng cường trao đổi chất. Do đó, đường thốt nốt cũng giúp mẹ bầu ổn định được cân nặng của mình.

7.Điều chỉnh huyết áp

Hàm lượng Natri thấp trong đường thốt nốt giúp mẹ bầu điều chỉnh được huyết áp của mình mà không gặp các vấn đề rắc rối khác do dư thừa natri gây ra. Do đó, mẹ bầu có thể dùng đường thốt nốt mỗi ngày để cung cấp lượng natri cần thiết này.

Công dụng tuyệt vời của đường thốt nốt với sức khỏe chị em phụ nữ

Đường thốt nốt thơm dịu, ngọt thanh có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là cho chị em, phụ nữ.

Ngăn ngừa thiếu máu



Đây là phương thuốc tuyệt vời cho phụ nữ bị thiếu máu. Đường thốt nốt là một nguồn giàu chất sắt và nếu phụ nữ thêm nó vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp họ cải thiện được tình trạng thiếu máu. Đây là thực phẩm cần thiết cho tất cả phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai.


Làn da thêm khỏe mạnh, quyến rũ

Đường thốt nốt cũng rất tốt cho da. Nó làm cho làn da của bạn khỏe mạnh và quyến rũ. Nếu bạn bị mụn trứng cá và mụn nhọt trên da, hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày. Bạn chắc chắn sẽ thấy tác dụng của nó và sẽ có được một làn da đẹp và không tỳ vết.

Trị đau bụng kinh

Nhiều cô gái chịu những cơn đau bụng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nếu bạn cũng bị những cơn đau như thế, hãy ăn đường thốt nốt. Nó sẽ giúp giảm các triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Bạn nên dùng nó ít nhất một lần một ngày nhé.

Thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân

Hàm lượng kali trong thốt nốt giúp giảm đầy hơi và giữ nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân cho chị em, phụ nữ. Đường thốt nốt còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Vì thế, những ai đang có nhu cầu giảm cân có thể thỏa sức ăn đường thốt nốt nhé!


Thanh lọc cơ thể

Đây là một lợi ích tuyệt vời mà đường thốt nốt mang lại. Chúng giúp làm sạch đường hô hấp, hệ thống ruột, thực quản, phổi và dạ dày. Đường thốt nốt còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp bạn luôn khỏe mạnh và cân đối về vóc dáng.

Điều trị một số bệnh thường gặp

Từ xưa, đường thốt nốt đã được dùng để làm thuốc điều trị nhiều căn bệnh thường gặp khác nhau. Cho đến ngày nay, chúng vẫn được xem là một phương thuốc dân gian điều trị cảm lạnh và ho bằng cách phân hủy lượng chất nhầy tích tụ, làm sạch đường hô hấp. Nếu mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn…, bạn có thể ăn đường thốt nốt để hỗ trợ việc điều trị nhanh có kết quả